Những câu hỏi liên quan
Trọng Nghĩa Nguyễn
Xem chi tiết
Luna đáng iu không quạu...
10 tháng 1 2021 lúc 21:57

Câu 1: 

+Nguyên nhân: 

– Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.

– Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh nhưng thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến tranh bùng nổ

+ Diễn biến: 

- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.

- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .

- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.

- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.

- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

+  Kết quả:

– Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời.

– Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng.

+ Ý nghĩa:

– Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển.

– Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.

Bình luận (0)
Luna đáng iu không quạu...
10 tháng 1 2021 lúc 21:58

Câu 2: 

- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.

- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Bình luận (0)
Luna đáng iu không quạu...
10 tháng 1 2021 lúc 21:59

Câu 3:

 

* Ý nghĩa lịch sử:

- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

* Bài học: 

- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 13:46

Tham khảo

- Kết quả:

+ Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh; giành được độc lập cho 13 thuộc địa.

+ Đưa đến sự ra đời của một quốc gia mới: Hợp chúng quốc Mỹ

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới

- Tính chất:

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng dân tộc

Bình luận (0)
Tuyết Ly
Xem chi tiết
phan thanh haf
19 tháng 12 2023 lúc 20:30

1d 2d 3d 4d

Bình luận (0)
Anngoc Anna
Xem chi tiết
tholauyeu
31 tháng 10 2021 lúc 11:30

Câu 1: 

+Nguyên nhân: Nhiều công trường, thủ công ra đời

- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, tài chính được hình thành, lớn nhất ở luân đôn

- ở nông thôn địa chủ và quý tộc vừa và nhỏ kinh doanh theo lối tư bản trở thành quý tộc mới

+Diễn biến:

Tháng 8-1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.

- Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

- Tháng 1-1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599-1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

- Năm 1653, nền độc tài quân sự được thiết lập. Bước thụt lùi của cách mạng.

- Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

+ Ý nghĩa 

- Mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển

- Tuy nhiên đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

+ Nguyên nhân: Sau khi Colombo tìm ra châu Mỹ, người Anh tìm đến đây ngày một nhiều

- Đến thế kỉ XVIII, thực dân Anh lập 13 thuộc địa và thi hành chính sách cai trị, bóc lột

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

- Thực dân Anh kìm hãm sự phát triển, mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc gay gắt

+Diễn biến: 

Diễn biến chính:

- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.

- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .

- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.

- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.

- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

+Ý nghĩa: Cuộc chiến tranh này thực chất là một cuộc cách mạng tư sản

- Tuy nhiên đây là một cuộc cách mạng triệt để

Cách mạng tư sản Pháp:

+Nguyên nhân: + Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển. + Chế độ quân chủ chuyên chế, đẳng cấp nặng nề; dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt. + Triết học Ánh sáng dọn đường.

+Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

-Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh ca chuyên chính dân chủ cách mang Gia Cô Banh

- Chưa giải quyết hoàn toàn vấn đề ruộng đất, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ phong kiến bóc lột

Câu 2:

Thành tựu:

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước

+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.

+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.

+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.

+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.

Hệ quả:

Về kinh tế: Làm thay đổi bộ mặt của các nước tu bản như nâng cao năng suất lao động, hình thành trung tâm kinh tế, thành phố lớn

Về xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
Meo Xinh
Xem chi tiết
anhcute
20 tháng 4 2018 lúc 22:14

câu 1

Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.

câu 2

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán - một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân - giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.[2]

Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.[2]

Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.[3]

Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.[3]

Ngô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.

Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La. Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Kế hoạch của quân Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Nam Hán cho con trai là Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói:

Vua Nam Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.

Kế hoạch của Ngô Quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:[1]

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.

Thủy chiến trên sông Bạch Đằng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.

Trận Bạch Đằng- 938 Trận Bạch Đằng- 938

Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Bình luận (0)
đinh tuấn khang
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
gfffffffh
5 tháng 2 2022 lúc 20:14

gfvfvfvfvfvfvfv555

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa